Thời gian gần đây, phong cách Retro và Vintage ngày càng được nhiều người ưa chuộng. Nó dần trở nên phổ biến ở khắp mọi nơi.
Tyra Banks từng nói: “Thời trang là một chuỗi xoay vòng”. Nhờ khả năng “miễn nhiễm” với thời gian, cộng thêm tính độc đáo của bản phối hiện đại, những món đồ vintage và retro luôn chứa đựng sức hút khó cưỡng. Tuy nhiên, vintage và retro là hai khái niệm thời trang vừa giống vừa khác nhau. Cùng Palvin tìm hiểu về hai phong cách cổ điển này và “bỏ túi” ngay những bí quyết để diện chúng một cách sành điệu nhất!
1. Retro là gì? Retro là gì?
Đây là xu hướng thời trang với những món đồ mang phong cách hoài cổ với một loạt item mang âm hưởng từ những năm 70, 80 của thế kỉ 20 như áo bóng chày, áo khoác dạng bomber, quần baggy, những chiếc chân váy cạp cao xòe rộng, kiểu thắt lưng tết, túi da và họa tiết hoa… Đặc trưng rõ nét nhất của phong cách Retro này là những bộ trang phục cá tính có phần nổi loạn thậm chí mang nhiều màu sắc của phong cách bohemian hay hippie. Mọi người cũng hay lẫn lộn hoặc dùng chung khái niệm Vintage và Retro vì chúng về cơ bản có nguồn gốc giống nhau về mặt phong cách nên còn được gọi chung là phong cách Old School.
Với nghĩa nguyên thủy, vintage được dùng để chỉ độ lâu năm của rượu, dầu và những chiếc xe có tuổi đời ít nhất 50 năm. Về sau, vintage được lan rộng và sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác như thiết kế, nội thất… và mảng thời trang cũng không ngoại lệ. Những người buôn bán quần áo second-hand (đồ đã qua sử dụng) dần dùng vintage cho những bộ quần áo thuộc về thời đại cũ. Thông thường, vintage chỉ những món đồ thời trang được sản xuất trong khoảng từ năm 1920 cho đến 1960, dao động đến những năm 1980.
Những món đồ thời trang vintage như quần áo, phụ kiện, giày dép, túi xách… thường có số lượng rất ít vì đa số đã ngưng sản xuất, bị lỗi qua thời gian hoặc rất khó mặc (phụ nữ thời trước thường sở hữu vòng eo chỉ 40-50cm như nhân vật Scarlet O’Hara trong phim Cuốn Theo Chiều Gió). Tuy nhiên, vẻ đẹp kinh điển theo năm tháng của những thiết kế vintage vẫn làm bao cô gái mê mẩn. Không ít phụ nữ hiện đại sẵn sàng “chi mạnh” không chỉ để sở hữu món đồ có chất lượng, chi tiết cầu kì hay độc lạ mà còn vì câu chuyện, giá trị lịch sử quý báu đằng sau chúng.